Ngày 26/3/2023
Trang chủ         |           Giới thiệu         |           Tranh tụng         |           Tư vấn         |           Tuyển dụng         |           Liên hệ
DANH MỤC
Tin, bài đáng chú ý
Hình sự
Dân sự
Đất đai - Nhà ở
Hôn nhân và Gia đình
Thừa kế
Doanh nghiệp
Lao động
Hành Chính
Thuế - Ngân hàng - Chứng khoán
Thông báo
VITV
Đài truyền hình Việt nam
http://vnexpress.net
Tạp chí điện tử Tri thức trực tuyến
Báo Giáo dục

 

Visitors: 1767415
Online: 13
Lao động
Dồn nghỉ phép cả năm để nghỉ một lần, có được không? ( 17/5/2022 )

 

Mỗi năm tôi có 12 ngày nghỉ phép. Tháng 4 vừa rồi, nhà neo người, tôi về quê xa chăm ba mẹ ốm nặng nên làm đơn xin nghỉ hết 12 ngày phép của cả năm. (Thùy Vân)

Lương trên hợp đồng lao động của tôi là 4 triệu đồng, còn lương thực nhận hàng tháng là 8 triệu đồng. Vừa qua, phòng nhân sự báo tôi sẽ bị trừ lương của 12 ngày này, tức là (8.000.000 đồng/26) X 12 ngày nghỉ, bằng khoảng khoảng 3,7 triệu đồng. Đồng thời, cuối kỳ sẽ thanh toán tiền phép năm cho tôi là (4.000.000 đồng/26) X 12 ngày, tức khoảng 1,85 triệu đồng.

Tôi cứ nghĩ nghỉ phép năm trong thời gian 12 ngày cho phép sẽ được nhận 100% lương là 8 triệu đồng, không bị trừ tiền gì cả, không quan trọng là tôi nghỉ kiểu nào, miễn không quá số ngày.

Tôi ý kiến với cán bộ nhân sự nhưng họ bảo chỉ làm đúng luật. Xin hỏi công ty làm vậy có đúng không? Tôi nghỉ dồn ngày phép như vậy có được không?

Luật sư tư vấn:

Khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về chế độ nghỉ hằng năm (nghỉ phép). Theo đó, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Khoản 3 điều này quy định trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

Khoản 2 và khoản 3 Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về tiền lương làm căn cứ cho người lao động trong ngày nghỉ hằng năm như sau:

2. Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, khoản 1 và khoản 2 Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động tại thời điểm người lao động nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương.

3. Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm theo khoản 3 Điều 113 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm.

Với các quy định nói trên thì tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động khi nghỉ phép tính theo mức tiền lương trên hợp đồng lao động chứ không tính theo lương thực tế (thu nhập thực tế). Thu nhập thực tế của người lao động có thể là những khoản hỗ trợ khác của doanh nghiệp và được hiểu rằng chỉ khi người lao động đi làm thì mới được hưởng như hỗ trợ ăn trưa, xăng xe, điện thoại...

Như vậy, việc công ty chỉ cho bạn hưởng tiền lương của những ngày nghỉ phép theo mức lương trên hợp đồng lao động là đúng quy định của pháp luật.

Về việc nghỉ dồn phép, khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 3 năm một lần.

Với quy định trên, việc bạn và người sử dụng lao động thỏa thuận bạn được nghỉ dồn 12 ngày phép năm là không trái quy định.

Luật sư Vũ Tiến Vinh
Công ty luật Bảo An, Hà Nội

Nguồn: https://vnexpress.net/don-nghi-phep-ca-nam-de-nghi-mot-lan-co-duoc-khong-4463749-p2.html

Số lượt đọc: 2365
Gửi bài viết qua email In bài viết Gửi phản hồi
Các chuyên đề khác
• Làm ở công ty khác khi đang nghỉ sinh con, tôi có phạm luật? ( 7/2/2023 )
• Công ty có buộc phải lắp điều hòa nhiệt độ cho người lao động? ( 10/8/2022 )
• Vì sao tôi bị sa thải vì nghỉ chăm bố nằm viện? ( 3/8/2022 )
• Làm gì khi công ty 'đuổi khéo', bùng lương lao động mang thai? ( 23/6/2022 )
• Có thể xin đóng bảo hiểm xã hội nhiều để nhận lương hưu cao? ( 23/3/2022 )
• Lương khởi điểm của sinh viên mới ra trường là bao nhiêu? ( 22/12/2021 )
• Ngã khi phơi quần áo tại nơi làm việc có được bồi thường lao động? ( 11/9/2021 )
• Lương hưu của viên chức và lao động hợp đồng, khác gì nhau? ( 25/9/2020 )
• Tự ý nghỉ việc có được nhận trợ cấp thai sản? ( 24/9/2020 )
• Cách tính tuổi nghỉ hưu theo luật mới ( 14/4/2020 )
Liên kết
Liên đoàn Luật sư Việt Nam
Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Ngày 26/3/2023
Trang chủ         |           Giới thiệu         |           Tranh tụng         |           Tư vấn         |           Tuyển dụng         |           Liên hệ
CÔNG TY LUẬT BẢO AN
Địa chỉ: Phòng 302 tòa nhà số 11 ngõ 183 Đặng Tiến Đông, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, TP. Hà Nội.
Điện thoại: 024.6276 4938,  Mobile/Zalo: 0945 888 668 
Email: luatbaoan@gmail.com
website: http://www.luatbaoan.vn - http://luatbaoan.com.vn - http://luatbaoan.com
Thiết kế web bởi haanhco.,ltd